Mụn ẩn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Mụn ẩn là loại mụn khó điều trị nhất, mụn thường xuất hiện dạng ẩn sâu dưới bề mặt da từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể từ thói quen vệ sinh da, thay đổi nội tiết tố, dị ứng mỹ phẩm, chế độ ăn uống, tiếp xúc với các vi khuẩn bên ngoài. Mụn này hiện nay rất phổ biến, thường để lại nhiều vết thâm và sẹo nhỏ nếu điều trị không đúng cách. Hãy cùng Zema tìm hiểu các phương pháp điều trị mụn tận gốc trong bài viết dưới đây nhé.

Mụn ẩn khá phổ biến hiện nay
Mụn ẩn khá phổ biến hiện nay

Mụn ẩn là gì? 

Mụn ẩn là một loại mụn mọc tập trung theo cụm, giống như những nốt sần nổi cộm trên da. Mụn ẩn thường không gây viêm, không có đầu nhân. Loại mụn này phải nhìn kỹ mới thấy, nhưng lại có thể cảm nhận chúng rõ rệt bằng cách dùng tay sờ. Mụn ẩn có thể mọc ở 2 bên má, trán và cằm. Mụn ẩn khác với các mụn khác ở chỗ nó thường nằm sâu dưới da. Do đó, việc điều trị mụn ẩn dưới da cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Mụn ẩn thường nhìn kỹ là sẽ thấy
Mụn ẩn thường nhìn kỹ là sẽ thấy

Mụn nhân ẩn không quá nguy hiểm nên các bạn không phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mụn ẩn dưới da không được điều trị sớm có thể bị viêm nhiễm và trở thành mụn bọc, viêm. Thậm chí có thể gây ra nhiều hệ quả về sau như thâm, sẹo, sẹo rỗ. Do đó, nếu phát hiện có mụn ẩn thì cần tiến hành chữa trị ngay. Đồng thời phải ngăn ngừa đúng cách để tránh chúng phát triển nặng hơn.

Nguyên nhân bị mụn ẩn?

Mụn ẩn xuất hiện do bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn bị mắc kẹt dưới lỗ chân lông tạo thành. Từ đó hình thành nên những khối u, không có đầu mụn. Có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ. Mặc dùng chúng ta không nhìn thấy từ xa nhưng sờ vào có thể thấy cái khối u. Nó thường do u nang hoặc các nốt sần gây ra.

Một số trường hợp, bạn có thể thấy một vùng trắng lớn và gây đau. Vùng da này có thể đỏ do vùng da xung quanh bị viêm.

Nguyên nhân gây nên mụn ẩn
Nguyên nhân gây nên mụn ẩn

6 việc nên làm để điều trị mụn ẩn nhanh hơn

Không chạm, thúc ép hay nặn mụn

Dù “hấp dẫn” đến mức nào, bạn đừng cố tự nặn mụn hay thúc ép đẩy nhân mụn. Mụn ẩn thường không có nhân mụn hoặc nhân mụn khó nổi lên trên bề mặt da. Thậm chí đôi khi không thể nổi lên được. 

Việc cố gắng nặn mụn làm tình trạng viêm, sưng tấy nặng hơn. Thậm chí tăng lượng mẩn đỏ trên da, để lại sẹo trên vùng da.Cách tốt nhất là tới nơi uy tín chuyên về loại mụn này để đẩy chúng ra.

Tự nặn mụn ẩn gây viêm, sưng vùng mụn
Tự nặn mụn ẩn gây viêm, sưng vùng mụn

Chườm ấm

Chườm ấm có thể giúp làm mờ và giảm đau do mụn. Đặc biệt khi các đầu trắng của mụn bắt đầu hình thành. Dùng gạc ấm hoặc khăn ấm sạch chườm lên vùng da mụn ẩn từ 10 – 15 phút. Thực hiện 3-4 lần/ ngày. Điều này giúp mụn tiết ra mủ và lành lại.

Bạn có thể làm ấm miếng gạc bằng lò vi sóng hoặc ngâm khăn vào nước nóng. Không được làm nóng quá dễ gây bỏng da. Đắp khăn lên vùng da mụn theo hướng dẫn bên trên.

Chườm ấm làm mờ và giảm đau do mụn gây ra
Chườm ấm làm mờ và giảm đau do mụn gây ra

Sử dụng miếng dán mụn

Miếng dán mụn được sử dụng dán trực tiếp lên vùng da bị mụn. Miếng dán mụn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, bã nhờn và bụi bẩn. Các thành phần có thể khác nhau. Hầu như các sản phẩm miếng dán mụn đều có thành phần chống mụn trứng cá như axit salicylic.

Các hiệu thuốc đều có bán sẵn các loại miếng dán mụn. Bạn có thể sử dụng hàng ngày cho đến khi mụn biến mất. Lưu ý cần thay miếng dán mụn ít nhất một lần sau mỗi 24 giờ.

Miếng dán mụn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn
Miếng dán mụn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn

Dùng thuốc kháng sinh đúng thời điểm

Nếu vùng da bị mụn của bạn xuất hiện tình trạng mủ, nổi bọc, sưng, bạn cần kết hợp thêm thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh giúp giảm viêm, loại bỏ và ngăn ngừa các vi khuẩn gây ra mụn bọc.

Thuốc kháng sinh phổ biến nhất cho mụn bao gồm clindamycin và erythromycin. Bạn bôi gel kháng sinh 2 lần/ngày. Nếu da bạn thuộc nhóm da nhạy cảm, bạn có thể thoa 1 lần/ ngày và theo dõi. Không có phản ứng dị ứng, bạn dần chuyển sang 2 lần/ ngày.

Tuy nhiên, bản thân thuốc kháng sinh không có hiệu quả điều trị. Để loại bỏ mụn ẩn, bạn cần kết hợp cùng với một loại sản phẩm trị mụn khác như Benzoyl Peroxide. 

Thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn và chứng viêm, trong khi Benzoyl Peroxide làm khô mụn mủ.

Dầu tràm trà Tea Tree Oil

Dầu cây tràm trà là lựa chọn cho việc điều trị mụn ẩn. Thay thế nhẹ nhàng cho các loại thuốc kháng viêm và hóa chất không kê đơn. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chăm sóc sức khỏe tự nhiên. Hay những sản phẩm có thành phần tinh dầu cây trà có sẵn tại hiệu thuốc.

Để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất, bạn lựa chọn các sản phẩm có ít nhất 5% tinh dầu trà. Áp dụng hai lần một ngày cho đến khi mủ mụn lành hẳn.

Trường hợp sử dụng tinh dầu nguyên chất. Lưu ý bạn cần pha loãng dầu trà trước khi sử dụng. Các loại dầu kết hợp pha loãng như dầu dừa, ô liu…

Sau khi pha loãng tinh dầu tràm trà, dùng ngón tay chấm vào dầu và thoa lên vùng da bị mụn rồi để qua đêm. Rửa sạch vùng da vào buổi sáng hôm sau. Sử dụng hàng ngày các bước trên sẽ rất tốt cho da.

Dầu tea tree oil có tác dụng kháng viêm khi điều trị mụn ẩn
Dầu tea tree oil có tác dụng kháng viêm khi điều trị mụn ẩn

Mật ong

Mật ong là một lựa chọn thay thế tự nhiên khác cho các sản phẩm OTC. Mật ong thực tế có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên rất nổi bật nên giúp loại bỏ vi khuẩn. Và là một nguyên liệu chăm sóc da khá tốt cho chị em.

Bạn có thể mua mật ong nguyên chất hoặc các sản phẩm có chứa mật ong nguyên chất. Thoa một lượng nhỏ lên vùng da mụn và để qua đêm. Nhớ rửa mặt sạch lại vào sáng ngày hôm sau.

Mật ong kháng khuẩn tự nhiên loại bỏ vi khuẩn
Mật ong kháng khuẩn tự nhiên loại bỏ vi khuẩn

Qua bài viết mà Zema Việt Nam đã chia sẽ thì mụn ẩn không khó trị như chúng ta vẫn nghĩ. Chỉ cần có thời gian và kiên trì để loại bỏ mụn đồng thời tránh gây tổn thương cho da. Lưu ý rằng, nếu tình trạng mụn nặng, các phương pháp không có tác dụng. Hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả, an toàn. 

Hotline: *8686