Viêm nang lông là biểu hiện cho thấy sự nhiễm trùng ở da. Hiện tượng này làm xuất hiện nhiều vết mụn mủ viêm đỏ, gây cảm giác đau nhẹ ở vùng da bị viêm. Đây là một bệnh lý có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng kể cả nam hoặc nữ. Tuy tình trạng bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng nó lại có sự ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ của da cũng như tâm lý của người bệnh.
Chuyên mục bài viết
Viêm nang lông là gì?
Đây là một loại bệnh lý xuất phát một phần do tắc nghẽn lỗ chân lông. Lỗ chân lông có vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài thông qua đường mồ hôi. Tuy nhiên bằng những lý do nào đó khiến lỗ chân lông bị bít tắc lại (có thể do bụi bẩn, các tế bào chết không được làm sạch…) khiến cho lượng dầu tiết ra dưới da không thể đào thải ra bên ngoài, mà bị chặn lại bên trong.
Theo thời gian chúng tích tụ lại sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên tình trạng viêm loét ở da. Đây là tình trạng bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở các bộ phận như: chân, tay, lưng, mông, đùi.
Ở mức độ nhẹ thì loại bệnh lý này có biểu hiện giống với những nốt mụn nước trên da. Tuy nhiên khi đến một mức độ nặng và không có sự can thiệp kịp thời thì có thể rất dễ lây lan sang những vùng lân cận khác của cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
Những biểu hiện của tình trạng viêm nang lông
Đối với tình trạng bệnh lý này nếu được nhận biết sớm thì sẽ tốt hơn, tránh hệ quả xảy ra ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đời sống và tinh thần của người bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí xuất hiện nốt viêm nên sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện phổ biến thường gặp nhất với người bệnh.
- Da có biểu hiện của ngứa ngáy, nổi những nốt mụn đỏ, viêm hoặc có mủ nước sưng tấy lên trực tiếp từ các lỗ chân lông.
- Vùng da xung quanh của nốt viêm chuyển sang màu đỏ tươi.
- Khi mụn mủ vỡ ra gây nên hiện tượng đóng vảy và bong tróc.
- Gây cảm giác khó chịu như: ngứa, đau rát…
- Để lại sẹo và các vết thâm lâu tan.
Dấu hiệu của viêm nhiễm nang lông khá phức tạp thế nên khi có dấu hiệu nghi ngờ bạn cần đến gặp ngay các bác sĩ da liễu có chuyên môn để nhận biết từ sớm và có được những lời khuyên kịp thời điều trị.
Các loại viêm nang lông thường gặp
Triệu chứng viêm nang lông có hai loại chính. Một là ở bề mặt ngoài da (hay còn được gọi là viêm nang lông nông). Hai là loại viêm nang lông sâu, loại này thường ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông và nghiêm trọng hơn rất nhiều, viêm nang lông bao gồm:
Viêm nang lông nông
Do vi khuẩn: Loại viêm nang lông phổ biến này thường được đặc trưng bởi các vết sưng ngứa, màu trắng và có mủ. Nó thường xảy ra khi các nang lông bị nhiễm vi khuẩn, thường là vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus). Vi khuẩn tụ cầu này sống trên da mọi lúc mọi nơi, nhưng chúng thường chỉ gây ra các vấn đề về da khi xâm nhập vào cơ thể của bạn qua các vết cắt hoặc vết thương.
Do tắm bồn nước nóng (hay còn được gọi là viêm nang lông pseudomonas): Loại viêm nang lông này sẽ làm cho làn da của bạn có thể bị phát ban với các nốt đỏ, tròn và ngứa từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng là do vi khuẩn pseudomonas gây ra, chúng được tìm thấy ở nhiều nơi, bao gồm cả bồn tắm nước sóng và hồ bơi nước nóng, trong đó nồng độ Clo và độ pH không được điều chỉnh hợp lý.
Do dao cạo: Đây là tình trạng kích ứng da do lông mọc ngược. Cạo râu không đúng cách có thể dẫn đến da bị sưng đỏ và gây ngứa. Sau khi cạo râu, nếu bạn cảm thấy vùng cạo bị ngứa thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông. Việc sử dụng dao cạo không đúng cách, sử dụng dao cạo cũ hoặc cạo tại vùng da nhạy cảm có thể gây kích ứng cho da.
Viêm nang lông sâu
Đây là loại viêm nang lông lan rộng xuống nang lông, gây tổn thương lớn và thường nghiêm trọng hơn rất nhiều so với viêm nang lông nông. Các vết thương chứa mủ sẽ đóng vảy, sau đó vảy bong ra để lại sẹo lõm. Bệnh nhân thường bị đau nhức ở vùng bị viêm.
Mụn nhọt: Mụn nhọt là tình trạng cấp tính, có thể có một hoặc nhiều mụn nhọt mọc rải rác hoặc từng cụm. Đây là triệu chứng xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu, đặc trưng là một vết sưng màu đỏ hoặc màu hồng gây đau đớn cho người bệnh. Da xung quanh mụn nhọt cũng có thể đỏ và sưng tấy lên, sau đó lấp đầy mủ và phát triển lớn hơn trước khi nó bị vỡ ra. Triệu chứng này thường gặp ở thanh niên, nhất là nam giới, xảy ra chủ yếu ở cổ, mặt, tay và mông.
Nguyên nhân gây ra viêm nang lông
Theo nhiều chuyên gia về da liễu cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên sau đây là một số nguyên nhân chính gây nên viêm nhiễm ở da.
Do nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm
Có rất nhiều các loại virus, vi khuẩn, nấm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở da. Một trong số đó có những loại vi khuẩn, nấm phổ biến và xuất hiện nhiều ở loại bệnh lý này như: tụ cầu vàng staphylococcus aureus, nấm microsporum, vi khuẩn gram âm…Một trong những ảnh hưởng của các loại này khiến da hình thành nhiều vết mụn nước sưng tấy và đỏ. Hiện tượng viêm này sẽ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu.
Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng viêm nang lông
Ngoài nguyên nhân do các loại vi khuẩn, nấm thì sau đây là những nguyên nhân có thể khiến da bị viêm nang lông:
- Do virus, nấm, lông mọc ngược.
- Do thời tiết nắng nóng thất thường, độ ẩm cao khiến da đổ nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông.
- Thường xuyên mặc các loại quần áo bó sát, găng tay cao su hoặc ủng không thoát nhiệt hoặc thoát mồ hôi.
- Các nang lông bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, điều này có thể là do cọ xát với quần áo hoặc cạo râu.
- Tiếp xúc thường xuyên với môi trường bị ô nhiễm, làm da bị bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển.
- Do cạo, nhổ, tẩy lông không đúng cách.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều thành phần gây kích ứng.
- Lạm dụng các loại thuốc bôi có chứa chất cấm trong làm đẹp là corticoid trong thời gian dài.
- Vệ sinh da chưa sạch sẽ.
- Ở quá lâu trong hồ bơi hoặc bồn tắm nước nóng không được làm sạch thường xuyên..
- Đặc biệt đối với những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, suy giảm hệ miễn dịch…họ là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này hơn ai hết.
- Chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật.
- Do nhiễm trùng nang lông từ các loại vi khuẩn luôn tồn tại trên da chúng ta, điển hình là Staphylococcus aureus..
- Các tình trạng da khác như viêm da và mụn trứng cá.
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng viêm nang lông?
Để tránh được nguy cơ mắc bệnh dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả:
- Tắm, gội thường xuyên để vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày. Tẩy tế bào chết 1 lần/ tuần để tránh việc da bị tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Sử dụng khăn tắm lau khô ráo cơ thể không để ẩm ướt da bởi vì đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và lan rộng ra da.
- Tránh dùng chung khăn tắm, khăn mặt hoặc các vật dụng cá nhân khác. Nếu bạn bị viêm nang lông, hãy sử dụng khăn tắm và khăn mặt sạch sau khi tắm.
- Rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Không nên mặc quần áo quá chật, mặc những loại quần áo rộng rãi, có độ thấm hút mồ hôi tốt.
- Không cạo, nhổ, tẩy lông thiếu khoa học.
- Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối,…
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, khoa học, lành mạnh.
- Sử dụng lưỡi dao mới mỗi khi cạo râu để đảm bảo vệ sinh và cạo theo chiều hướng lông mọc.
- Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm tẩy lông trước khi dùng.
- Hạn chế sử dụng dầu và các sản phẩm nhờn khác trên da, dầu có thể gây tích tụ vi khuẩn trong lỗ chân lông trên da và có thể gây viêm nang lông.
- Sau khi sử dụng bồn tắm nước nóng công cộng hoặc spa, hãy tắm lại bằng xà phòng.
Một số phương pháp điều trị viêm nang lông hiện nay.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị loại bệnh lý này một cách hiệu quả. Nếu bạn chưa biết thì hãy tham khảo các phương pháp dưới đây.
Điều trị bằng thuốc tây
Điều trị bằng thuốc tây hiện là phương pháp hàng đầu được người bệnh ưu tiên sử dụng. Thuốc tây sẽ cho ra những công dụng ức chế các biểu hiện sưng đỏ, mụn mủ nhờ các hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm. Hiện nay trên thị trường thuốc điều trị viêm nhiễm da tồn tại chủ yếu ở hai dạng là thuốc trị viêm nang lông dạng bôi ngoài da và dạng uống.
Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của da bác sĩ sẽ kê đơn hoặc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lưu ý, người bệnh không tự ý tăng liều lượng hoặc quá lạm dụng thuốc. Điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Điều trị bằng các thủ thuật thẩm mỹ
Đối với những người bệnh có tình trạng bệnh đến mức nghiêm trọng thì sẽ có phương pháp điều trị bằng các thủ thuật như tiểu phẫu hoặc dùng laser. Dưới đây là hai thủ thuật được áp dụng cho người bệnh bị viêm nang lông phổ biến hiện nay.
Tiểu phẫu
Đây là phương pháp loại bỏ sạch mủ trong những nốt mụn viêm có dịch tích tụ quá mức. Ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm và hình thành các ổ mụn áp xe dưới da. Tiểu phẫu sẽ giúp xử lý nhanh tình trạng viêm, tránh tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng và lây lan qua các vùng khác.
Dùng laser
Phương pháp điều trị viêm nang lông bằng laser có ưu điểm lớn nhất là diệt khuẩn tốt. Ngoài ra, phương pháp này không đau, không xâm lấn, không gây kích ứng da và không cần nghỉ dưỡng sau điều trị. Nếu bạn đang tìm một nơi uy tín chất lượng để sử dụng dịch vụ này, hãy đến với Zema.
Tại đây các máy móc được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ, các sản phẩm điều trị đều được nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan, Mỹ… nên cực kì an toàn và lành tính. Sau khi sử dụng công nghệ này, da của bạn sẽ không còn tình trạng lông mọc ngược, bề mặt da hết sần sùi và láng mịn trở lại, xử lý triệt để tình trạng viêm da và diệt khuẩn tận gốc.
Điều trị đơn giản tại nhà
Khi mới bị, bạn có thể thực hiện chữa trị sau tại nhà, hoàn toàn đơn giản và hiệu quả, bệnh sẽ nhanh khỏi nếu như bạn thực hiện các biện pháp chữa trị đúng cách.
- Viêm nang lông nông: Với tình trạng này, bạn nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn có độ cồn từ 2 – 3%. Kiên trì sử dụng đều đặn một thời gian sẽ thấy tình trạng da được cải thiện đáng kể.
- Viêm nang lông sâu: Viêm nang lông sâu thường có dấu hiệu đau nhức và nghiêm trọng hơn, do vậy bạn cần kết hợp giữa uống thuốc kháng sinh và sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Phương pháp này làm giảm sự lây lan của vi khuẩn trên da.
- Điều trị bằng muối với trường hợp mới có biểu hiện bênh: Muối có tác dụng sát khuẩn cao, vì thế bạn nên pha 1 thìa cà phê muối ăn với 2 cốc nước, thấm vào khăn và đặt lên vùng da cần điều trị.
Ngoài ra bạn cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp:
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bằng những chất rửa dịu nhẹ.
- Tránh sử dụng các sản phẩm gây bí tắc lỗ chân lông.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: Khăn tắm, áo quần…
- Ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin B cho cơ thể. Nên giảm việc cung cấp chất bột, chất đường vào cơ thể. Đặc biệt là phải uống nhiều nước mỗi ngày.
Thông qua những thông tin hữu ích đã chia sẻ về chủ đề viêm nang lông ở trên, Zema Việt Nam hi vọng có thể mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho tất cả mọi người trong quá trình phòng ngừa và điều trị viêm nang lông.
Click để lấy mã
Bài viết liên quan: