Bị nứt da: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

Bị nứt da là một triệu chứng da liễu có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể nhưng nhiều nhất là ở vùng chân và tay. Triệu chứng này không chỉ tạo cảm giác đau rát, khó chịu còn gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Nhiều trường hợp nứt da nghiêm trọng dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân bị nứt da 

Bị nứt da là một hiện tượng da liễu phổ biến, hiện tượng này xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau không phân biệt nam hay nữ. Sau đây là các nguyên nhân chính gây nên tình trạng nứt da.

Do tăng cân đột ngột

Cơ thể tăng cân đột ngột là một trong những nguyên nhân khiến da xuất hiện các vết nứt. Bởi khi tăng cân quá nhanh, bề mặt da chưa kịp thích nghi với sự tăng trưởng của cơ thể dẫn đến hiện tượng bị kéo dãn quá mức gây ra tình trạng bị nứt da. 

Rất nhiều trường hợp da bị nứt do tăng cân quá nhanh
Rất nhiều trường hợp da bị nứt do tăng cân quá nhanh

 

Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai là 2 nhóm đối tượng minh chứng rõ nhất cho tình trạng bị nứt da do tăng cân đột ngột. Vào giai đoạn dậy thì, cơ thể thường tăng trưởng và phát triển nhanh chóng khiến cân nặng tăng đột ngột trong thời gian ngắn. Từ đó dẫn đến tính trạng da bị kéo giãn và nứt thành từng đường rời rạc. 

Phụ nữ mang thai trong giai đoạn thai nhi tăng nhanh về kích thước và cân nặng, bắt buộc da bụng của mẹ bầu phải kéo dãn để phù hợp với kích thước của bé dẫn đến rạn, nứt da bụng. Hoặc khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh cũng khiến da bụng, đùi, ngực…bị dãn ra, các sợi collagen và elastin trong da bị đứt gãy dẫn đến da xuất hiện các vết rạn, đường nứt. 

Do thiếu hụt dinh dưỡng

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất sức khỏe của làn da bị ảnh hưởng. Tình trạng này dẫn đến các rối loạn về da, da không chỉ khô sạm do thiếu dưỡng chất mà còn xuất hiện các vết nứt. Đặc biệt là khi cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng như: Protein, Axit béo, các vitamin B, A, C, D, E và K … da tay, chân cực kỳ dễ bị nứt, khô và bong vảy.

Da bị khô, bong vảy kèm theo nứt do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Da bị khô, bong vảy kèm theo nứt do thiếu hụt chất dinh dưỡng

Do mắc bệnh về da liễu và một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý da liễu như chàm, vẩy nến, viêm da, dày sừng lòng bàn tay…có thể làm da xuất hiện các vết nứt. Nhiều trường hợp da bị nhiễm nấm còn vừa gây phát ban, khô, bong tróc vừa khiến da bị nứt. Ngoài ra, khi mắc một số loại bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu có thể làm tăng nguy cơ da bị nứt. Những người mắc các loại bệnh này thường bị nứt da tay, chân và da có xu hướng chậm hồi phục hơn hẳn. 

Do lạm dụng tập thể hình ở nam giới

Việc nam giới lạm dụng các bài tập thể hình khiến cơ bắp tăng nhanh về kích thước và khối lượng một cách quá mức. Hiện tượng này làm cho da bị kéo dãn đột ngột và dễ bị nứt. Đây có thể xem là một trong những tác hại của việc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách mà nam giới cần hết sức chú ý. 

Do da tiếp xúc với hóa chất độc hại

Sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chứa các thành phần độc hại cho da đều có thể khiến da bị nứt. Nhiều trường hợp da tiếp xúc thường xuyên với các chất tẩy rửa như: nước rửa chén, xà phòng, bột giặt… cũng khiến da bị ảnh hưởng, lâu dần bề mặt da xuất hiện các vết nứt.

Một số chất tẩy rửa mạnh có thể khiến da bị nứt khi tiếp xúc thường xuyên
Một số chất tẩy rửa mạnh có thể khiến da bị nứt khi tiếp xúc thường xuyên

Do thói quen sinh hoạt

Một số thói quen như rửa tay quá thường xuyên, tắm nước nóng, đứng quá lâu, đi giày dép không đúng kích thước…đều có thể làm tăng áp lực lên vùng da tay hoặc chân dẫn đến tình trạng nứt da.

Thói quen đi giày dép chật khiến gót chân chai sạn và nứt nẻ
Thói quen đi giày dép chật khiến gót chân chai sạn và nứt nẻ

Cách trị bị nứt da ở một số vùng da phổ biến

Nứt da đầu ngón tay, bàn tay, gót chân là trình trạng da liễu phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Muốn khắc phục tình trạng nứt da ở các vùng da này, dưới đây là những biện pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất hiện nay. 

Khắc phục da đầu ngón tay bị khô nứt

Để cải thiện tình trạng khô bị nứt da đầu ngón tay, hãy áp dụng một trong các cách dưới đây.

Đắp lô hội dưỡng ẩm da

Lô hội hay còn gọi là nha đam có công dụng rất tốt trong việc làm giảm kích ứng, dưỡng ẩm và làm dịu da tay khi bị khô nứt. Sử dụng nguyên liệu này dưỡng da tay vừa giúp ngăn chặn khô da vừa cải thiện tình trạng nứt nẻ và bong tróc da cực kỳ hiệu quả.

Khi bị nứt da tay hãy dùng gel nha đam dưỡng da
Khi bị nứt da tay hãy dùng gel nha đam dưỡng da

Với lô hội, bạn chỉ cần lọc lấy phần gel trong bên trong sau đó đắp lên các vùng da bị nứt ở đầu ngón tay khoảng 2 lần/ ngày. Mỗi lần đắp khoảng 15 phút, đều đặn mỗi ngày vùng da đầu ngón tay sẽ không còn các vết nứt và trở nên mềm mịn hơn.

Thoa dầu dừa lên da

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trong làm đẹp và chăm sóc da. Cũng như nha đam, dầu dừa có thể sử dụng để dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng khô nứt da đầu ngón tay.

2 lần mỗi ngày hãy thoa một ít dầu dừa lên vùng đầu ngón tay bị nứt, da sẽ được cấp ẩm và phục hồi rất nhanh. Sau một thời gian da tay không chỉ hết nứt mà còn trở nên mềm mại hơn hẳn.

Dầu dừa thoa lên tay vừa giúp da hết nứt nẻ vừa mịn màng hơn
Dầu dừa thoa lên tay vừa giúp da hết nứt nẻ vừa mịn màng hơn

Khắc phục da tay bị khô nứt nẻ

Tương tự như da đầu ngón tay, da tay khi bị khô nứt nẻ có thể dùng nha đam hoặc dầu dừa để dưỡng ẩm và hồi phục lại. Đây là 2 nguyên liệu hàng đầu trong việc cấp ẩm và trị khô nứt da tay. 

Bạn có thể tách phần gel nha đam, trộn với một ít mật ong và dùng thoa lên bàn tay đồng thời tiến hành massage tay. Hoặc chỉ dùng dầu dừa thoa đều lên mặt ngoài và mặt trong bàn tay. Lưu lại hỗn hợp trên da khoảng 15 phút trước khi rửa sạch lại với nước ấm. Cả 2 cách làm này không chỉ giúp da cải thiện tình trạng nứt nẻ, bong tróc da mà còn hỗ trợ da phục hồi nhanh hơn. Hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Hỗn hợp nha đam và mật ong giúp dưỡng ẩm và khắc phục tình trạng nứt da
Hỗn hợp nha đam và mật ong giúp dưỡng ẩm và khắc phục tình trạng nứt da

Một loại mặt nạ khác dành cho da tay khi bị khô nứt chính là sử dụng chanh tươi kết hợp sữa không đường. Đầu tiên, trộn đều 1/4 muỗng nước chanh tươi và 3 muỗng sữa tươi. Sau đó, thoa hỗn hợp vừa trộn lên tay trong 2 phút, tiếp tục lấy một lượng khác để thoa và massage tiếp cho da tay. Thực hiện liên tục trong 30 phút trước khi rửa lại với nước ấm. Áp dụng đều đặn biện pháp này 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy triệu chứng nứt da giảm hẳn và da tay cũng mịn màng, trắng sáng hơn. 

Khắc phục tình trạng bị nứt da chân

Da chân bị nứt đa phần là do bị thiếu độ ẩm hoặc do chịu áp lực của việc đi đứng và đi giày dép quá chật. Nên trước hết muốn khắc phục tình trạng này, bạn cần lựa chọn cho mình giày dép có kích thước phù hợp với chân, đồng thời chú ý hơn đến việc đi đứng, tránh đứng quá lâu.

Ngoài ra, hãy dành thời gian đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho vùng da chân bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Bạn có thể sử dụng 2 thìa bột nghệ trộn với 1 thìa nước cam rồi đắp lên vùng chân bị nứt da, sau khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước. Ngoài ra bạn cũng có thể thử trộn vaseline và khoai tây luộc chín, nghiền nát sau đó đem đắp lên da chân. Để sau khoảng 15 đến 20 phút thì rửa sạch. 

Bạn có thể xem thêm: Cách trị khô da tay chân đơn giản hiệu quả ngay tại nhà

Duy trì thoa vaseline cho gót chân mỗi ngày cũng là một cách cải thiện nứt da
Duy trì thoa vaseline cho gót chân mỗi ngày cũng là một cách cải thiện nứt da

Tóm lại khi bị nứt da hãy áp dụng một trong những biện pháp khắc phục ở trên. Zema Việt Nam tin rằng tình trạng nứt da sẽ nhanh chóng được khắc phục khi bạn lựa chọn đúng phương pháp và áp dụng đều đặn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hotline: *8686