Mỗi ngày, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho đôi môi của bạn trở nên khô ráp, thâm sạn và kém sắc. Nguyên nhân có thể do tác động từ môi trường bên ngoài hoặc cũng có thể là do cơ thể thiếu chất. Dưới đây Zema sẽ giải đáp cho bạn “môi khô thiếu chất gì” và cách khắc phục.
Chuyên mục bài viết
Tình trạng môi khô quanh năm là thiếu chất gì?
Môi khô thiếu chất gì mà bị nứt nẻ, bong tróc, chảy máu quanh năm. Môt khô là tình trạng không ai mong muốn nhưng nó lại thường xuyên xảy ra. Vào mùa lạnh, da môi bị khô và nứt nẻ là chuyện bình thường nhưng nếu môi khô hay nứt nẻ quanh năm thì có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt các vitamin thiết yếu trong cơ thể.
Lúc này, việc chăm sóc môi không chỉ đơn giản là chăm sóc bề ngoài mà nó còn đòi hỏi một chiến lược chăm sóc toàn diện hơn. Vậy môi khô thiếu chất gì? Dưới đây là một số chất mà cơ thể thiếu hụt dẫn đến môi khô nứt nẻ.
Môi khô do thiếu hụt vitamin nhóm B trong cơ thể
Da trên môi rất nhạy cảm và sự khỏe mạnh của môi còn phụ thuộc vào việc cung cấp đủ vitamin. Nếu bạn đang gặp vấn đề về môi khô, nứt nẻ, và thắc mắc “môi khô thiếu chất gì?” nguyên nhân cũng có thể là do thiếu hụt các loại vitamin trong chế độ ăn uống của bạn. Đặc biệt, các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe da môi. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề môi khô nứt, hãy kiểm tra xem có thiếu các loại vitamin nhóm B sau đây không:
- Vitamin B-2
Khi nhắc đến việc môi khô thiếu chất gì thì chắc chắn không thể bỏ qua chất vitamin B2. Cơ thể cần vitamin B-2 hay còn gọi là riboflavin, vitamin này có tác dụng nhằm duy trì sức khỏe cho tóc, móng tay, da và môi. Thiếu vitamin B-2 dẫn đến sự xuất hiện các vết loét trong miệng hoặc trên môi. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B-2 bao gồm sữa, trứng, đậu, thịt nạc, hạt và rau lá xanh.
- Vitamin B-3
Môi khô thiếu chất gì? Thiếu hụt vitamin B-3 hay còn gọi là niacin có thể gây khô, nứt môi, sưng đỏ lưỡi và miệng. Thiếu niacin cũng có thể gây viêm da. Bạn có thể bổ sung niacin trong chế độ ăn uống bằng cách ăn thịt bò, thịt lợn, cá ngừ biển, thịt gà gia cầm, hạt ngũ cốc, sữa và rau lá xanh.
- Vitamin B-6
Thiếu hụt vitamin B-6 có thể gây ra các vết nứt ở góc miệng và viêm da. Các nguồn dinh dưỡng giàu vitamin B-6 bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt và rau lá xanh.
Môi khô do thiếu sắt
Môi khô thiếu chất gì? Thiếu sắt có gây khô môi không? Tương tự như những người không ăn thịt, họ thường gặp thiếu hụt vitamin B12, nhóm người này cũng đối mặt với vấn đề thiếu sắt.
Mặc dù, sắt có trong các loại rau như rau bina và bông cải xanh, tuy nhiên, phytates có trong chúng làm hạn chế quá trình hấp thụ sắt. Polyphenol có trong rau, trái cây, đậu, trà, cà phê và rượu vang cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.
Đối với phụ nữ, việc mất máu trong quá trình kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu sắt, và những người không ăn thịt có nguy cơ thiếu sắt nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
Do đó, việc môi khô nứt nẻ có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm trước khi gặp tình trạng thiếu máu nghiêm trọng do thiếu sắt. Trong trường hợp này, việc điều trị môi khô cũng đồng nghĩa là một chiến lược bổ sung sắt lâu dài.
Môi khô do thiếu kẽm
Liên quan đến câu hỏi “môi khô thiếu chất gì?’’ thì kẽm cũng là một trong những khoáng chất bổ sung quan trọng nhất trong cơ thể để duy trì đôi môi căng mọng và quyến rũ. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Các nguồn thực phẩm chứa kẽm có thể được tìm thấy trong một loạt các thực phẩm, từ thịt và cá đến các loại đậu. Mặc dù, trường hợp thiếu hụt kẽm rất hiếm khi xảy ra nếu có một chế độ ăn uống cân đối, việc bổ sung kẽm một cách chủ động có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, cung cấp sự đàn hồi cho da và đôi môi.
Môi khô do quá nhiều vitamin A
Không chỉ môi khô thiếu chất gì mà đôi khi môi khô còn do dư chất. Ngược lại với các trường hợp môi khô do thiếu chất, việc dùng quá nhiều Vitamin A cũng có thể là nguyên nhân gây khô môi.
Vitamin A có mặt trong retinoid từ động vật và carotenoid từ thực vật, vì vậy hầu như mọi người đều có đủ lượng Vitamin A từ chế độ ăn uống. Từ rau lá xanh đến thịt bò và trứng, tất cả đều chứa Vitamin A cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.
Vậy nên, khi sử dụng các loại bổ sung mà không có sự chỉ định từ bác sĩ, người bệnh có thể dễ dàng vượt quá hạn chế về việc tiêu thụ Vitamin A. Khi điều này xảy ra, cơ thể quá nhiều vitamin không chỉ gây môi khô mà còn có thể gây ngộ độc, dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc thậm chí gây tử vong. Do đó, cần cẩn trọng trong việc sử dụng các bổ sung Vitamin A và tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
Môi khô do thiếu nước
Môi khô thiếu chất gì? Thì câu trả lời đầu tiên chính là nước. Uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng cơ thể mất nước là việc rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể, bên cạnh đó nước còn giúp cải thiện chứng khô môi.
Tình trạng môi khô do dùng một số loại thuốc
Bên cạnh các nguyên nhân môi khô thiếu chất gì, thì việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ làm khô môi, ví dụ như thuốc cao huyết áp.
Đồng thời, cả những sản phẩm chăm sóc da chứa retinoids cũng có thể gây nứt nẻ môi. Kem đánh răng, son môi hoặc son dưỡng môi nếu gây kích ứng môi cũng có thể là nguyên nhân.
Vì vậy, hãy tránh sử dụng son môi chứa propyl gallate và kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate. Son dưỡng môi có chứa paraben, phthalates hoặc các thành phần làm căng mọng như phenol và carmol cũng có thể gây hại cho môi.
Những phương pháp trị khô môi hiệu quả đơn giản tại nhà
Vậy làm cách nào để trị khô môi, môi khô thiếu chất gì? Tìm hiểu những phương pháp trị khô môi ở dưới đây ngay:
Cách chữa khô môi tại nhà
Với những trường hợp bị khô môi nguyên nhân chính không phải là do bệnh lý, để khắc phục tình trạng khô môi thiếu chất gì hãy tham khảo dưới đây:
Điều trị khô môi bằng mật ong
Mật ong có tác dụng giữ ẩm rất tốt, vì vậy nó thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng môi và làm đẹp da. Khi môi khô, bạn có thể áp dụng một ít mật ong lên vùng môi bị nứt nẻ, khô ráp. Phương pháp này sẽ giúp làm môi trở nên mềm mịn nhanh chóng. Ngoài ra, mật ong còn có khả năng loại bỏ tế bào da chết và ngăn ngừa tình trạng bong tróc môi một cách hiệu quả.
Dùng dưa chuột để làm mềm môi
Khi giải đáp thắc mắc môi khô thiếu chất gì thì để giúp làm mềm môi, bạn có thể sử dụng dưa chuột. Dưa chuột chính là một loại thực phẩm được biết đến với công dụng dưỡng ẩm da rất tốt, bởi trong dưa chuột chứa nhiều nước. Đây cũng là một loại thực phẩm mà bạn có thể chọn để cung cấp thêm cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cho làn môi trở nên mịn màng hơn.
Dưỡng môi bằng dầu dừa
Môi khô thiếu chất gì, bổ sung chất gì giúp mềm môi? Dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp các loại axit béo cho môi , làm mềm môi và giảm đau khi môi bị khô nứt nẻ.
Chữa khô môi bằng nha đam
Nếu không biết môi khô thiếu chất gì thì nha đam nha đam chính là nguồn dưỡng chất mà bạn nên sử dụng để điều trị tình trạng môi khô. Các chất dưỡng ẩm trong nha đam giúp làm mềm môi và giảm nếp nhăn một cách hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt một lá nha đam và lấy gel từ bên trong để thoa lên môi hàng ngày. Trước khi sử dụng, hãy đảm bảo làm sạch môi trước.
Chữa khô môi bằng chanh và kem tươi tự làm tại nhà
Bạn có thể kết hợp chanh cùng với kem tươi để tạo ra một hỗn hợp dưỡng ẩm cho môi vô cùng hiệu quả. Trong chanh chứa rất nhiều vitamin C, trong khi kem tươi chứa nhiều lipit giúp cung cấp độ ẩm sâu cho môi, giúp loại bỏ tình trạng khô và nứt nẻ một cách tuyệt vời.
Cách thực hiện hỗn hợp trị khô môi này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa kem tươi và một thìa nước cốt chanh, sau đó trộn đều hai thành phần này và thoa lên môi trước khi đi ngủ. Để hỗn hợp này qua đêm để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu không biết môi khô thiếu chất gì thì hãy thử ngay hỗn hợp này nhé.
Sử dụng kem dưỡng và sáp nẻ
Môi khô thiếu chất gì luôn là điều mà nhiều chị em thắc mắc? Để giảm tình trạng khô môi chị em hãy sử dụng em dưỡng hoặc sáp nẻ giúp loại bỏ tình trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ trên thị trường, bạn hãy nên cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của bản thân.
Cách chữa môi khô do bệnh lý
Môi khô thiếu chất gì? Có một số trường hợp môi khô do bệnh lý, và trong trường hợp này, người bệnh cần điều trị bệnh căn nguyên để khắc phục tình trạng khô môi từ gốc rễ.
Đối với trường hợp môi khô do thuốc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để được tư vấn về cách khắc phục tác dụng phụ hoặc chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác nếu cần thiết.
Các lưu ý chăm sóc môi bị khô, nứt nẻ tại nhà
Dù cho bạn có dưỡng môi tốt đến đây hay sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền đi nữa, nhưng nếu bạn không chú ý đến những thói quen, chế độ sinh hoạt không tốt thường ngày thì tình trạng môi khô nứt nẻ có thể sẽ tồi tệ hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc môi khô nứt nẻ mà bạn nên biết.
- Tránh các yếu tố gây khô môi được đề cập phía trên.
- Uống đủ và nhiều nước mỗi ngày không những giúp da mịn màng mà còn hạn chế tình trạng cơ thể mất nước gây khô môi.
- Hạn chế thói quen liếm môi thường ngày.
- Bổ sung vitamin E tổng hợp.
- Bôi kem dưỡng ẩm môi cách nhau khoảng 2 giờ/ lần.
- Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế đồ ăn nhanh và nước có ga.
- Ăn thêm các loại trái cây, rau củ có chứa chất Carotene.
- Đừng quên sử dụng son dưỡng có khả năng chống nắng để bảo vệ môi toàn diện. Nên lựa chọn các loại son dưỡng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
Lời kết
Tóm lại môi khô thiếu chất gì? Thì câu trả lời mà Zema giải đáp cho bạn chính là môi khô là một trong những dấu hiệu của việc cơ thể thiếu vitamin. Bên cạnh đó, khô môi không chỉ đơn giản là một bệnh lý bình thường mà đây còn có thể là cảnh báo sớm cho các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải. Vậy nên, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng để vừa cải thiện cho đôi môi vừa đảm bảo sức khỏe bản thân.
Click để lấy mã
Bài viết liên quan: